Máy nén ép khí toàn thân cho bệnh nhân tai biến dùng lực nén ép của lượng khí được bơm vào các khoang chứa khí đã được thiết kế sẵn, điều này có tác dụng gần tương tự với động tác dùng tay xoa bóp lên cơ thể người bệnh.
Máy nén ép khí toàn thân : thông số kỹ thuật
- Các bộ phận của máy nén ép khí trị liệu:
- + Hệ thống túi khí ở 2 tay
+ Hệ thống túi khí ở 2 chân
+ Hệ thống túi khí ở ngực
+ Hệ thống túi khí ở lưng
+ Bộ điều khiển chính có chức năng điều khiển lực ép, thời gian tác dụng, công tắc bật tắt. - Thời gian điều trị: 0 ~ 30 phút, liên tục
- Áp suất khí trên mỗi khoang: 20 ~ 240mmHg (±20mmHg)
Máy nén ép khí toàn thân : công dụng
- Máy nén ép trị liệu toàn thân là một hệ thống bao gồm các túi khí được bơm lần lượt đầy khí vào, sau đó sử dụng chính lực ép của các túi khí này để tạo áp lực nên các bộ phận cơ thể.
- Hệ thống túi khí được bơm liên tục và lần lượt nên tạo được tác dụng hiệu quả trong việc thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu ngoại vi, hệ thống cơ xương khớp ngoại vi được vận động thụ động…
- Máy nén ép khí thích hợp cho những bệnh nhân liệt nửa người hoặc liệt tứ cho sau tai biến mạch máu não, bệnh nhân hôn mê, bệnh nhân sống thực vật, bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chi dưới…giúp cho tuần hoàn máu ngoại vi của những bệnh nhân này được lưu thông, tránh được các thương tổn thứ cấp như loét tỳ đè do nằm lâu, teo cơ, cứng khớp…
Máy nén ép khí trị liệu: cách sử dụng
- Lắp các túi khí vào đúng các bộ phận cơ thể phù hợp
- Kết nối bộ điều khiển với nguồn điện
- Kết nối dây cắm của từng bộ phận túi khí với bộ điều khiển chính. Muốn bộ phận nào được tác động trước thì cắm dây phần ấy trước.
- Cài đặt thời gian và lực nén ép khí cho phù hợp
- Bật công tắc, sau đó máy sẽ tự động hoạt động.
Máy nén ép khí trị liệu: chống chỉ định
- Viêm tắc động mạch chi
- Viêm tắc tĩnh mạch chi
- Viêm cấp tính và có mủ
- Rung nhĩ
>> XEM THÊM